Khi Buồn Quá Thì Làm Gì Khi Buồn? Lấy Lại Tinh Thần Khi Buồn Chán

Bạn bị điểm xấu? Bạn gặp thất bại? Hay bị gấu đá? Hoặc chẳng biết tại sao nhưng tóm lại là bạn đang buồn như chuồn chuồn. Vậy khi buồn nên làm gì là tốt nhất? Không khó để bạn có thể tìm được nhiều cách khác nhau để giải khuây, để hết buồn, để chuồn chuồn bay đi. Còn tnmthcm.edu.vn khuyên bạn: khi buồn hãy ngồi im. Tại sao?

Dưới đây là những lý do khiến tôi luôn ngồi im khi buồn trong suốt nhiều năm qua, và từ đó tới nay không có cơn buồn nào, không có chú chuồn chuồn nào bay quanh tôi quá 30 phút (mặc dù tôi ăn chay nên có lẽ động vật rất yêu quý mình). Cuối bài viết còn có mộtaudio đặc biệt, giúp bạn giải tỏa nỗi buồn và biết cách “ngồi im hiệu quả”.

Bạn đang xem: Khi Buồn Quá Thì Làm Gì Khi Buồn? Lấy Lại Tinh Thần Khi Buồn Chán


MỤC LỤC BÀI VIẾT
1)Khi buồn nên làm gì? Đi đâu đó ư?
2)Khi buồn nên làm gì? Ăn gì đó ư?
3)Khi buồn nên làm gì? Nằm ngủ ư?
4)Khi buồn nên làm gì? Nói chuyện với ai đó ư?
5)Khi buồn nên làm gì? Đọc sách ư?
6)Khi buồn nên làm gì? Nghe nhạc ư?
7)Vậy khi buồn nên làm gì là tốt nhất?
7.1)Bước 1 – Ngồi im. Tại sao ngồi im?
7.2)Bước 2 – Cảm nhận. Cảm nhận thế nào?
7.3)Bước 3 – Chờ đợi. Chờ đợi cái gì?
8)Quà tặng Audio Hồ Tha Thứ – The Forgiven Lake

Khi buồn nên làm gì? Đi đâu đó ư?

Cũng tốt, nhưng chưa phải là tốt nhất.

Khi buồn nên làm gì? Việc đi ra một hồ nước, một bãi biển, hay một nơi thoáng đãng cũng tốt. Không khí trong lành sẽ làm bạn tỉnh táo, bầu trời rộng lớn sẽ làm bạn cảm thấy mình bé lại, và nỗi buồn theo đó tự nhiên cũng có vẻ nhỏ đi. Nhưng dù nhỏ hay to, thì nỗi buồn sẽ vẫn ở đó, những con chuồn chuồn vẫn bay mòng mòng khi bạn quay về nhà.


Khi buồn nên làm gì? Ăn gì đó ư?

Cũng tốt,nhưng chưa phải là tốt nhất.

Khi buồn nên làm gì? Khi buồn, người ta thường suy nghĩ rất nhiều, bộ não sẽ tiêu hao năng lượng gấp bội so với bình thường. Nên việc bạn ăn uống cũng sẽ đem lại sự thoải mái tạm thời, vì bộ não được tiếp thêm năng lượng. Nhưng khi no, bạn sẽ lại thấy chuồn chuồn, và biết đâu chúng cũng thích ăn cùng với bạn và ở lại lâu hơn thì sao? Lúc ấy, chúng ta sẽ có một lũ chuồn chuồn béo phì!

Khi buồn nên làm gì? Nằm ngủ ư?

Cũng tốt, nhưng chưa phải là tốt nhất.

Như đã phân tích ở trên, khi bộ não suy nghĩ nhiều tới mức mệt lử, nó sẽ khiến bạn lăn ra ngủ. Ngủ cũng có lợi ích riêng của nó. Khi ngủ bộ não sẽ sắp xếp lại thông tin, và biết đâu khi tỉnh dậy bạn sẽ tìm ra một ý nghĩa tích cực của chuyện mới xảy ra. Nhưng cũng có thể bạn sẽ ngủ li bì và càng buồn thêm (nhiều chú chuồn chuồn cũng thích ngủ lắm).


Khi buồn nên làm gì? Nói chuyện với ai đó ư?

Cũng tốt,nhưng chưa phải là tốt nhất.

Khi buồn nên làm gì? Nếu có những người bạn tốt, việc chia sẻ nỗi buồn với họ thật cũng thật hay. Đôi khi nỗi buồn tan biến khi bạn nhận được lời động viên từ một ai đó đặc biệt. Nhưng họ đâu thể theo sát mãi cả cuộc đời và ngắm chuồn chuồn cùng với bạn được? Chuồn chuồn của ai, người đó phải tự xử lý thôi.

Khi buồn nên làm gì? Đọc sách ư?

Cũng tốt, song chưa phải là tốt nhất.

Khi buồn nên làm gì? Việc đọc tiểu thuyết, đọc sách cũng rất bổ ích, ngoài việc gia tăng vốn từ, nó còn giúp bạn đắm mình vào một thế giới khác, một thế giới không có thật, nhưng đó cũng chỉ là nơi trú ẩn tạm thời mà thôi. Ngoài ra, cũng có những cuốn sách chia sẻ mẹo hay giúp bạn quẳng gánh buồn đi và vui sốngnhưng cũng cần phải có thời gian để luyện tập.


Khi buồn nên làm gì? Nghe nhạc ư?

Cũng tốt, song chưa hẳn là tốt nhất.

Xem thêm: Cách Bổ Dưa Hấu Đẹp Mắt, Hướng Dẫn Bổ Dưa Hấu Bày Tết, 3 Cách Bổ Dưa Hấu Đẹp Mắt, Đơn Giản

Âm nhạc là một sản phẩm kì diệu nhất mà con người từng tạo ra. Nó có thể chữa lành tâm hồn ai đó đang tổn thương, làm dịu đi nỗi đau của họ. Nó cũng có thể thúc đẩy khí thế của bạn lên cao ngút ngàn. Song trừ khi bạn nghe nguyên một playlist, chứ bạn sẽ thấy hiếm có bản nhạc nào dài quá 10 phút.

Bạn có thể thử nghe Clip dưới, âm nhạc du dương và lời động viên rất thú vị. Song dù sao đi nữa, nó cũng chỉ là một phương thuốc tạm thời mà thôi.


Vậy khi buồn nên làm gì là tốt nhất?

Bản chất của nỗi buồn là một dạng cảm xúc, nguyên nhân phổ biến khiến nó xuất hiện là đã có điều gì đó không mong muốn xảy ra, những chú chuồn chuồn bay tới báo tin rằng một kỳ vọng nào đó của bạn đã không đạt được, và bạn đã phản ứng, bạn thất vọng, bạn buồn.

Khi buồn, bạn có thể đi đâu đó, ăn gì đó, nói chuyện với ai đó, xem phim, nghe nhạc, đọc sách gì đó v.v… Song tất cả đều có điểm chung là hướng ra bên ngoài, còn nỗi buồn là ở bên trong bạn cơ mà? Những cách ấy chỉ giúp bạn quên đi tạm thời hoặc đè nén nỗi buồn vào sâu bên hơn trong mà thôi, đó là lý do chúng chưa phải là tốt nhất.

Tốt nhất là… áp dụng ba bước: Ngồi im, cảm nhận, và chờ đợi.

Bước 1 – Ngồi im. Tại sao ngồi im?

Gieo nhân nào, sẽ gặt quả đó. Nhân không tốt, thì làm sao có quả đẹp? Khi đang buồn chán, mọi hành động bạn cố gắng làm thường sẽ mang những năng lượng tiêu cực, cho nên sẽ khó mà có được quả tích cực trong tương lai. Còn khi bạn ngồi im, bạn sẽ không tạo ra thêm quả xấu nào nữa.

Hơn nữa, việc ngồi im, nhắm mắt, hít thở sẽ giúp bạn dần dần đi vào thế giới bên trong để cảm nhận được nỗi buồn, cảm nhận được điều gì đang thực sự diễn ra bên trong khiến bạn khó chịu, cảm nhận được nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của nỗi buồn và dần dần, bạn sẽ bình tâm trở lại.

Nhưng có một vấn đề, từ bé tới giờ chúng ta đã quen với thế giới bên ngoài, nên việc ngồi im và hướng vào bên trong là điều rất khó với nhiều người. Họ nói rằng họ không thể tập trung, nhưng thật ra tôi tin là ai cũng có thể tập trung, vấn đề là họ thường thích tập trung vào… những thứ khiến họ mất tập trung mà thôi!


Bước 2 – Cảm nhận. Cảm nhận thế nào?

Nỗi buồn rất khó cảm nhận, nó rất trừu tượng. Khi nhắm mắt lại, thường bạn chỉ thấy những suy nghĩ, những ký ức, những hình ảnh khiến mình bị buồn thôi, chứ gần như bạn không quan sát được bản thân nỗi buồn. Song có một mẹo nhỏ thú vị giúp bạn cảm nhận được nỗi buồn.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy bất cứ cảm xúc nào của chúng ta cũng thường kèm theo một trạng thái cơ thể tương ứng, đặc biệt là trên gương mặt. Khi vui, mặt người ta tươi mới, các cơ căng đầy còn khi buồn thì ngược lại, mặt méo xệch, các cơ giãn ra, thả lỏng, không có sức sống.

Do đó, thay vì tập trung vào các hình ảnh, ký ức khiến bạn buồn, hãy để ý những cảm giác xuất hiện trên gương mặt bạn. Cảm giác là gì? Là bất cứ thứ gì xuất hiện trên bề mặt da. Có thể là nóng, lạnh, ẩm, ngứa… cho dù là gì, thì cũng là cảm giác. Hãy để ý thật kỹ chúng, và chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi…

Bước 3 – Chờ đợi. Chờ đợi cái gì?

Nếu bạn thấy có một cảm giác ngứa trên mặt, đừng làm gì cả, hãy chờ đợi. Nếu bạn thấy có cảm giác rân rân như con gì đó bò, 99.99% nó chỉ là do bạn tưởng tượng, hoặc là cảm giác gì đó vô hại mà thôi, đừng làm gì cả, hãy chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi, và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

Điều kỳ diệu gì vậy? Đó là các cảm giác đến rồi đi, cơn ngứa xuất hiện, bạn không làm gì cả, nó sẽ biến mất. Mọi cảm giác đều có tính chất như vậy, xuất hiện, biến mất, xuất hiện, biến mất. Và rồi, tới một một thời điểm, khi bạn kiên trì đủ lâu… nỗi buồn cũng tự nhiên biến mất dạng!

Tại sao đây lại là câu trả lời cho câu hỏi Khi buồn nên làm gì là tốt nhất?Bởi vì làm như vậy, bạn đang hóa giải nỗi buồn, bạn đang tập luyện sự bình tâm trước những cảm giác mà cơn buồn đó đem lại, rồi sau này mỗi khi nghĩ lại nỗi buồn đó, bạn cảm giác nhẹ nhõm, hoàn toàn khác so với những cách thông thường.


Khi buồn nên làm gì là tốt nhất?Hãy ngồi im, cảm nhận, chờ đợi.Hãy cứ thử, rồi bạn sẽ thấy!

Thật khó để giải thích những trải nghiệm trên bằng lời, bạn buộc phải thực hành, hãy kiếm một chỗ yên tĩnh, ngồi im và quan sát cảm giác trên gương mặt, hãy cứ kiên trì, rồi bạn sẽ quan sát được khả năng “tự chữa lành” và “tự hết buồn” kỳ diệu của tâm trí!


*
Thông tin của bạn được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

Nhận Qua Messenger »

Chú ý: Đây cũng là một một kỹ năng, nên đừng kỳ vọng điều tuyệt diệu sẽ tới ngay từ đầu. Hãy thực hành đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. Chúc bạn sớm được tự do… và bay cao hơn cả chuồn chuồn. À nhầm, chúc bạn ngồi thật im… và nhìn chuồn chuồn tự do bay lượn, sớm muộn chúng cũng sẽ bay đi thôi, ha ha…

P.s. Sau khi ngồi im xong, cảm thấy thoải mái… bạn hãy nên làm một việc tiếp theo sẽ khiến bạn vui rất nhanh chóng. Hãy xem Clip tnmthcm.edu.vn bật mí việc này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.