THẦN KINH YẾU LÀ GÌ XẢY RA KHI BẠN BỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH? BỆNH SUY NHƯỢC THẦN KINH LÀ GÌ

Bệnh suy nhược thần kinh hay còn được biết đến với tên gọi là hội chứng Da Costa là tập hợp các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu chóng mặt uể oải ở một số người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày. Không những thế hội chứng này còn được đánh giá là có mối liên quan mật thiết với trầm cảm với tỷ lệ ngày càng tăng cao.


Vậy khi nào thì được xem là suy nhược thần kinh? Làm thế nào để đối phó với chứng bệnh này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Suy nhược thần kinh là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, mặc dù khi khám thực thể không phát hiện bất thường gì về sinh lý.

Bạn đang xem: Thần Kinh Yếu Là Gì Xảy Ra Khi Bạn Bị Suy Nhược Thần Kinh? Bệnh Suy Nhược Thần Kinh Là Gì

Vào thời điểm phát hiện, hội chứng Da Costa được xem như là một lời giải thích sinh lý thích đáng cho bệnh “trái tim người lính”. Thuật ngữ “hội chứng Da Costa” được sử dụng nhiều nhất vào những năm đầu thế kỷ 20. Đến giữa thế kỷ 20, căn bệnh này thường được mô tả như một dạng của chứng loạn thần kinh. Ban đầu bệnh được phân loại là “F45.3” (rối loạn tâm thần kinh của tim và hệ tim mạch) trong ICD-10 và bây giờ được phân loại là “rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh”.

Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng Da Costa như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục. Bệnh này được đặt tên theo người đã nghiên cứu và mô tả rối loạn trong cuộc nội chiến Mỹ-bác sĩ Jacob Mendes Da Costa.

Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh tim, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích.

Triệu chứng thường gặp

*

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Hội chứng Da Costa biểu hiện khá nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của suy nhược cơ thể:

Mệt mỏi khi gắng sức; Khó thở; Đánh trống ngực; Đau ngực;

Tuy nhiên, nếu chỉ khám thực thể thì bác sĩ sẽ không nhận thấy những bất thường về thể chất gây ra các triệu chứng này.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Đừng để chứng mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống!

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Cần gọi cấp cứu ngay nếu suy nhược thần kinh kèm theo các triệu chứng:


Khó thở hoặc đau ở thành ngực và cánh tay. Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực thình thịch và không đều. Nhức đầu hoặc thị lực kém. Buồn nôn, nôn, đau bụng. Yếu cơ.

Nguyên nhân gây bệnh

*

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy nhược thần kinh?

Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hội chứng Da Costa là một biểu hiện thực thể của bệnh rối loạn lo âu.

Xem thêm: Top 12+ Cách Trị Nám Tàn Nhang Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả, Cách Trị Nám Tàn Nhang: Làm Sao Để Nhanh Hết Nám

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại bệnh này vào nhóm rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh (một loại rối loạn tâm thần) trong hệ thống mã ICD-10. Trong hệ thống ICD-9, bệnh được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần không phải do thần kinh.

Hội chứng này cũng thường được biết đến như là một trong số những “hội chứng hậu chiến” có đặc điểm rõ ràng.

Da Costa đặt tên bệnh là hội chứng tim dễ kích thích và thuật ngữ trái tim người lính đã được sử dụng phổ biến cả trước và sau khi bài nghiên cứu của ông được công bố. Hầu hết các tác giả không có sự phân biệt trong việc sử dụng những thuật ngữ này nhưng một số tác giả phân biệt tên gọi bằng các biểu hiện khác nhau của bệnh. Họ thích sử dụng các thuật ngữ khác nhau để làm nổi bật sự than phiền tâm thần hoặc không tâm thần. Không có bất kỳ thuật ngữ nào được sử dụng rộng rãi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh suy nhược thần kinh?

Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng cả hai giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của bạn.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Cảm thấy căng thẳng hoặc bị trầm cảm; Uống quá nhiều rượu; Hút thuốc lá nhiều.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy nhược thần kinh?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh suy nhược thần kinh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thực hiện khám lâm sàng và một số xét nghiệm cho bạn. Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán suy nhược thần kinh có thể bao gồm: xét nghiệm máu, X-quang, v.v. Tuy nhiên, khám thực thể không đóng vai trò chính trong việc chẩn đoán bệnh này.

Mặc dù bệnh được liệt kê trong ICD-10, thuộc nhóm “rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh“, các cơ quan y tế từ lâu đã không còn sử dụng tên này và đang thay thế bằng các chẩn đoán cụ thể hơn. Một bác sĩ đã nhận ra những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) và hội chứng sa van hai lá khá khó chịu khi đứng thẳng. Trong thế kỉ 21, các bác sĩ phân loại sự khó chịu này như là một bệnh về thần kinh và chúng cũng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc bệnh về các cơ quan khác trên cơ thể.


Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy nhược thần kinh?

Bạn có thể điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng cách hạn chế các hoạt động nặng nhọc hoặc có một lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể như:

Nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bị mắc bệnh này, bạn nên ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường vì đó là hai tư thế tốt nhất cho sức khỏe. Bạn có thể điều trị bệnh bằng cách phương pháp như cải thiện vóc dáng và tư thế, tập thể dục với cường độ thích hợp nếu có thể, mặc quần áo lỏng ở thắt lưng và tránh thay đổi tư thế như khom lưng, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải hoặc nằm ngửa trong một số trường hợp. Những phương pháp trên có thể giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực. Tốt nhất bạn nên đứng lên từ từ để có thể ngăn ngừa chóng mặt vì hạ huyết áp tư thế trong một số trường hợp gây ra. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc như digitalis hoặc fox glove. Chúng có vai trò như chất ức chế natri-kali ATPase giúp tăng thể tích nhát bóp của tim và làm giảm nhịp tim. Tránh hút thuốc, uống rượu và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tập yoga, thiền hoặc các bài tập nhẹ nhàng giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

*

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy nhược thần kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày; Ngừng uống rượu; Tránh hút thuốc lá; Thiền. Xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh để áp lực quá mức. Thường xuyên thăm khám sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.