Mô Hình Thương Mại Điện Tử B2B, Thương Mại Điện Tử B2B Là Gì

B2B E-commerce, còn được gọi là thương mại điện tử B2B (TMĐT B2B), là quá trình tiếp thị và bán sản phẩm trực tuyến giữa các doanh nghiệp với nhau. Mục tiêu chung khi tham gia vào TMĐT B2B chính là mở rộng thị trường, tệp khách hàng và giảm chi phí phục vụ nhằm tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Thế nhưng có bao nhiêu mô hình TMĐT B2B đang phổ biến hiện nay? Mời quý doanh nghiệp xem bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Mô hình thương mại điện tử b2b

Cách hoạt động của thương mại điện tử B2B

B2B, viết tắt của cụm từ Business-to-Business (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), là một mô hình kinh doanh sản phẩm/dịch vụ giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp. Thương mại điện tử B2B liên quan đến giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ thông qua cổng bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, đây còn là một trong những mô hình bán hàng phát triển nhanh nhất. Theo Statista ước tính thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu ở mức hơn 12 nghìn tỷ đô la, chiếm 13% tổng doanh số B2B ở Hoa Kỳ.

Công nghệ đổi mới đã làm thúc đẩy phong trào về các nền tảng thương mại điện tử B2B. Nếu như trước đây, việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau chỉ bao gồm các quy trình tiếp thị và bán hàng thủ công, sử dụng nhiều lao động. Giờ đây, sự ra đời của thương mại kỹ thuật số đã giúp chúng ta giảm chi phí và nâng cao hiệu quả bằng cách tự động hóa TMĐT.

Thương mại điện tử được ví như một ngôi nhà kỹ thuật số, là nơi kết nối người mua và người bán với nhau. Họ có thể đặt hàng, quản lý đơn hàng từ điện thoại hoặc máy tính riêng và có cơ hội kết nối nhiều hơn với các nhà phân phối và nhà cung cấp.

*

Thương mại điện tử B2B – Ngôi nhà kỹ thuật số nhiều tiện ích

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng hóa hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp SMEs (vừa và nhỏ) sẽ hoang mang và không biết rằng mình có nên tham gia hay không. Tuy nhiên, TMĐT B2B không nổi lên vì đại dịch mà nó đã có mặt từ rất lâu và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. 

Những mô hình thương mại điện tử B2B phổ biến

1. Mô hình hướng về nhà cung cấp

Mô hình này dành cho các nhà bán lẻ B2B, nơi có nhiều người mua và ít nhà cung cấp. Thường thì các doanh nghiệp sẽ tham gia vào một danh bạ của nhà cung cấp hoặc thiết lập trang web bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu và bán hàng theo quy mô. Bên cạnh đó, nhà cung cấp sử dụng mô hình này để kiểm soát giá cả và trải nghiệm của khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với người mua B2B.

Xem thêm: Mang Thai Kiêng Ăn Gì - 22 Thực Phẩm Mẹ Bầu Cần Kiêng Khi Mang Thai

2. Mô hình hướng về người mua

Mô hình này tồn tại khi mà có nhiều người mua và ít người bán hơn. Thông thường, người bán là những nhà cung cấp và nhà sản xuất, họ sẽ trưng bày sản phẩm và chấp nhận giá thầu từ những người bán khác nhau. Người mua trong trường hợp này có thị trường trực tuyến của riêng họ. Nói một cách dễ hiểu nó như một “cái chợ ảo” và người mua với người bán cùng truy cập vào một website.

Một số ví dụ về mô hình này như các website thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee… Không chỉ phát triển qua các website thương mại điện tử, mô hình này còn nhân rộng ở nền tảng mạng xã hội và ứng dụng như marketplace trên Facebook, marketplace trên Zalo… 

3. Mô hình trung gian

Mô hình trung gian liên quan đến bên thứ ba, họ sẽ kiểm soát danh mục sản phẩm và thông tin sản phẩm. Một số cái tên điển hình như Amazon Business, Alibaba.com, AliExpress, Rakuten hoặc TradeKey. Họ cung cấp cho người bán hàng những tính năng đặc biệt để kết nối với doanh nghiệp mua hàng dễ dàng hơn. Ví dụ, khi đăng ký gian hàng trên Alibaba.com, người bán hàng không chỉ trưng bày sản phẩm mà họ còn được chủ động tìm kiếm người mua cho mình qua dịch vụ “Yêu cầu báo giá (RFQ)”.

*

RFQ – một trong những dịch vụ độc đáo của Alibaba.com

Đây là một dịch vụ được Alibaba.com thiết kế riêng cho các nhà cung cấp/nhà bán hàng để tìm người mua trên toàn cầu. Với dịch vụ này, họ có thể tìm kiếm các Yêu cầu mua hàng mong muốn, thay vì chờ người mua liên hệ với họ. Ngoài ra, Alibaba.com có một lợi thế đó là kho hàng hóa phong phú và đa dạng. Các nhà máy sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tìm kiếm nguyên liệu, trang thiết bị… đều có thể đặt mua số lượng lớn với mức giá rẻ tại Alibaba.com.

Để tham gia và Alibaba.com, doanh nghiệp có thể đăng ký qua đại lý ủy quyền tại Việt Nam như Innovative Hub. Chúng tôi vinh dự khi đồng hành cùng Alibaba.com trong suốt 5 năm qua không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Singapore và Malaysia. Đặc biệt, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp SMEs xuất khẩu thành công. Trong năm nay, chúng tôi tự hào khi nhận được 02 giải thưởng danh giá từ Alibaba.com, đó là “Golden New Sale Channel” – Đại lý có đơn hàng qua dịch vụ GGS trên mỗi nhân viên cao nhất và “Service Star Channel” – Đại lý có mức điểm dịch vụ cao nhất vào Quý I/2022.

Điều này cho thấy Innovative Hub là đối tác đáng tin cậy trong chuyển đổi số, từ đó chúng tôi cam kết tạo ra những trải nghiệm vượt cả mong đợi. Đăng ký để được tư vấn tham gia bán hàng hoặc mua hàng trên Alibaba.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.