Dha Có Tác Dụng Của Dha Cho Trẻ Nhỏ, Tác Dụng Của Dha Với Sự Phát Triển Của Trẻ

Bạn có biết rằng 90% não bộ của trẻ phát triển chủ yếu từ giai đoạn sơ sinh cho đến 6 tuổi. Và DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Vậy DHA hoạt động như thế nào và những tác dụng của DHA là gì? DHA là thành phần chính cấu trúc và thúc đẩy não bộ phát triển. Nó là một axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều ở não và mắt. DHA được cung cấp không chỉ qua thức ăn mà còn nhờ các viên bổ sung. Việc bổ sung đầy đủ DHA sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhé.

Bạn đang xem: Tác dụng của dha cho trẻ


Nội dung bài viết


DHA là gì?

Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega-3. Đây là một axit béo thiết yếu của cơ thể nhưng không tự được tổng hợp được. Chúng còn được gọi là axit béo không bão hòa (PUFA). Những PUFA này phải được lấy từ các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Có 2 loại PUFA là omega-6 và omega-3. Axit béo omega-3 còn được gọi là axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC PUFA). Trong đó, một trong những axit béo omega-3 quan trọng nhất là DHA. DHA được hình thành từ axit alpha – linolenic (ALA).

Các axit béo thiết yếu là thành phần cấu trúc của tất cả các mô. Chúng là thành phần không thể thiếu để tổng hợp màng tế bào. Các axit béo này đóng vai trò là tiền chất của eicosanoids. Chất này giúp điều chỉnh nhiều chức năng của tế bào và cơ quan.

PUFA phong phú nhất ở não là DHA, axit arachidonic và axit adrenic. Ngoài ra, DHA cũng có nhiều nhất trong các tế bào cảm quang hình que trong mắt. Ở giai đoạn đầu đời, khả năng trao đổi chất của trẻ còn hạn chế để chuyển ALA thành DHA. Do đó, cần phải bổ sung DHA từ các nguồn thực phẩm để duy trì sức khỏe tối ưu cho trẻ.

*
*
*
*
*
Chế độ dinh dưỡng bổ sung DHA được khuyến nghị đối với trẻ tự kỷADHD – Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ýADHD cũng có liên quan với mức độ DHA thấp. Trẻ có sự thiếu hụt DHA đi kèm các triệu chứng bao gồm: tăng động và chú ý thấp, đi tiểu và khát nước thường xuyên. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng là phổ biến ở các trẻ ADHD. Bổ sung khoáng chất, vitamin B, axit béo omega-3 và omega-6 và flavonoid có khả năng làm giảm các triệu chứng ADHD.

Xem thêm: Công Dụng Của Dầu Gấc Với Sức Khỏe Gia Đình, Dầu Gấc Tốt Cho Da Không

Tại thời điểm này, chúng ta vẫn không chắc chắn liệu các bất thường của axit béo có liên quan đến ADHD. Đó là kết quả của sự khác biệt trong chế độ ăn uống, yếu tố di truyền hay do chuyển hóa axit béo. Cho đến nay, chúng ta chỉ biết rằng trẻ em bị ADHD có lượng omega-3 EPA và DHA thấp trong cơ thể. Những trẻ này có nhiều vấn đề về học tập và hành vi hơn so với những trẻ có lượng DHA bình thường.

Giảm nguy cơ tăng lipid máu ở trẻ em

Nghiên cứu cho thấy: Bổ sung DHA giúp phục hồi lưu lượng nội mô ở trẻ em tăng lipid máu. Do đó có khả năng ngăn ngừa tiến triển bệnh tim mạch vành sớm ở trẻ có nguy cơ cao.

Vai trò của DHA đối với nhiễm trùng đường hô hấp

Gần đây, đã có báo cáo về tác động của DHA trong việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em 3 tuổi. Trẻ được bổ sung DHA với ARA có tỷ lệ thấp hơn đáng kể trong việc mắc các nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ. Ngoài ra còn giảm các triệu chứng thở khò khè, hen suyễn hoặc bất kỳ dị ứng nào. Trẻ từ 18-36 tháng tuổi được cho uống sữa có DHA tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thấp hơn so ​​với sữa không có DHA.

Tác dụng của DHA đối với các dấu hiệu viêm

DHA ức chế sự biểu hiện của các dấu hiệu viêm. Đó là nhờ các cytokine tiền viêm, sự kết dính của bạch cầu đơn nhân với các tế bào nội mô. Cả EPA và DHA đều có hoạt tính ức chế phản ứng quá mẫn do kháng nguyên đặc hiệu và tăng sinh tế bào T gây ra. Ngoài ra còn giúp điều chỉnh cân bằng tế bào T-helper. Nhìn chung, việc tiêu thụ EPA và DHA có liên quan đến mức độ viêm thấp hơn.

Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết sau phẫu thuật được cho dùng 100 mg DHA trong 14 ngày. DHA dùng trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính giúp bảo vệ tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

DHA là một axit béo thiết yếu không thể thiếu cho các chức năng của não và võng mạc. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, việc phát triển não bộ, thị lực và hành vi có liên quan với việc bổ sung DHA. Bên cạnh đó, DHA còn góp phần giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh lý như: thoái hóa võng mạc, tăng lipid máu, v.v. Do đó việc thiết lập chế độ dinh dưỡng được bổ sung DHA đầy đủ cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.